Kinh Nguyệt và sức khỏe của bạn

Kinh Nguyệt và sức khỏe của bạn

Các triệu chứng gặp phải trong các giai đoạn khác nhau của chu kì kinh nguyệt có thể cho chúng ta biết rất nhiều về hoóc-môn và cân bằng hoóc-môn. Những ngày chính của kì kinh thường đi kèm theo các tiết lộ về sức khoẻ, và một dấu hiệu chúng ta cần xem xét chính là máu kinh.

Các kì kinh nguyệt thực chất rất tuyệt vời, chúng cũng như những báo cáo hàng tháng về sức khoẻ của chúng ta vậy. Nếu chúng ta biết cách tiếp nhận những thông tin này, chúng ta có thể tạo nên những thay đổi đáng kinh ngạc cho sức khoẻ và cuộc sống của mình.

Màu đỏ tươi với dòng chảy ổn định

Màu đỏi tươi và sức khỏe ổn định
Màu đỏi tươi và sức khỏe ổn định

Trong một chu kì khoẻ mạnh, estrogen hình thành niêm mạc tử cung trong nửa đầu của chu kì, dẫn tới việc rụng trứng, và sau đó progesterone giữ niêm mạc này lại tới kì kinh nguyệt. Một kì kinh lý tưởng sẽ có màu đỏ tươi từ đầu tới cuối và kéo dài trong 4 đến 5 ngày. Máu kinh sẽ đặc hơn nước nhưng lại có kết cấu rất mịn.

Việc ra máu lý tưởng nhất sẽ bất đầu vào buổi sáng của ngày đầu tiên và có thể chảy nhiều ngay từ đầu rồi sau đó giảm từ từ, hoặc nó cũng có thể bắt đầu với một lượng máu nhỏ sau đó chảy nhiều lên rồi giảm dần lại đến ngày cuối cùng.

Màu đỏ thẫm và lượng máu nhiều

Màu đỏ thẫm và lượng máu nhiều
Màu đỏ thẫm và lượng máu nhiều

Máu kinh với màu đỏ thẫm, tím hay thậm chí là đen, kết cấu đặc và có thể cả những cục máu đông là dấu hiệu của một chu kì với quá nhiều hoóc-môn estrogen. Lượng máu chảy ra nhiều và bạn có thể phải thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 tiếng hoặc thường xuyên hơn trong suốt cả kì kinh nguyệt của mình.

Phụ nữ với lượng hoóc-môn estrogen quá lớn cũng có thể có những triệu chứng như đau cứng ở ngực, rối loạn cảm xúc, u xơ tử cung và nội mạc tử cung.

Những thứ dẫn tới lượng estrogen thường do ăn đồ ăn chế biến sẵn, thừa cân, uống quá nhiều rượu bia, gan, phải làm việc quá nhiều, rối loạn nội tiết hoặc ăn quá nhiều thực phẩm với lượng lớn estrogen như đậu nành.

Màu hồng sáng với lượng máu ít

Trái lại, kì kinh nguyệt với lượng máu ít và có màu hồng thường là dấu hiệu của lượng estrogen quá ít. Bạn có thể thấy lượng máu và màu sắc bình thường trong 1,2 ngày trước hoặc sau một vài ngày với lượng máu kinh có màu hồng sáng, và có thể hoạt động trong hơn 6 tiếng liên tục mà không cần thay băng vệ sinh trong suốt chu kì.

Phụ nữ với quá ít estrogen có thể thấy những dấu hiệu như khô âm đạo, khô da, đau khớp và giảm ham muốn tình dục. Các kì kinh nguyệt không đều đặn và hoàn toàn bất thường.

Phụ nữ quá gầy sẽ có nguy cơ mắc phải lượng estrogen quá thấp cao hơn. Các nguyên nhân khác có thể do chế độ ăn quá ít chất béo, rối loạn ăn uống, tập thể dục cường độ quá cao, bị căng thẳng hoặc do sử dụng thuốc tránh thai.

Màu nâu với các đốm nhỏ

Máu kinh có màu nâu với các đốm gỉ màu trước hoặc sau kì kinh nguyệt là một dấu hiệu của lượng progesterone quá ít. Triệu chứng này có thể xảy ra cùng lúc với việc quá ít hoặc quá nhiều estrogen. Ngoài việc nhận thấy những đốm nâu, phụ nữ thường sẽ phải trải qua kì kinh với lượng máu ra lớn hơn bình thường.

Phụ nữ với quá ít progesterone sẽ dễ cảm thấy bất an, đặc biệt trong nửa sau của chu kì, rối loạn cảm xúc, cương đau ở ngực và khó có thai cũng như giữ thai.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới lượng progesterone thấp là do căng thẳng và lượng cortisol cao. Ngoài ra, tuyến giáp hoạt động kém, sử dụng thuốc tránh thai và việc rụng trứng không đều đặn cũng có thể dẫn tới lượng progesterone thấp.

Làm thế nào máu kinh có màu đỏ tươi trở lại

Nếu máu kinh của bạn không có những đặc điểm của một chu kì khoẻ mạnh bình thường, bạn có thể bắt đầu những việc đơn giản sau để điều chỉnh lại.

Với trường hợp máu kinh có màu đỏ thẫm, tím, hoặc đen với lượng lớn, đầu tiên cần bắt đầu với lá gan của bạn. Nếu gan của bạn khó có thể đào thải lượng estrogen thừa khỏi cơ thể có thể sẽ dẫn tới lượng estrogen quá lớn. Bạn có thể khắc phục bằng cách hạn chế thức uống có cồn, caffeine và việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid cũng như ăn các loại lá hay rau đắng trong chế độ ăn của mình. Bạn cũng cần giảm hoặc ngưng sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều estrogen như đậu nành để giảm lượng estrogen trong cơ thể.

Với trường hợp máu kinh có màu hồng và lượng chảy ít, bạn cần đảm bảo ăn đủ chất béo tốt cho cơ thể (như dầu dừa, mỡ cá và các loại hạt) và ăn đủ chất đạm, đặc biệt là đạm từ động vật. Nếu bạn đang tập thể dục với cường độ cao, bạn nên chuyển sang các bài tập nhẹ nhàng hơn như yoga hay đi bộ và theo dõi ảnh hưởng của nó tới các kì kinh.

Với trường hợp máu kinh có màu nâu kèm theo các đốm gỉ màu và lượng progesterone thấp, đầu tiên cần xem xét lại mức độ căng thẳng của bạn. Nếu bạn có quá nhiều căng thẳng lo âu trong cuộc sống, bạn có thể chăm sóc bản thân và hạn chế các ảnh hưởng trên cơ thể như thế nào? Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, thiền, dành thời gian yên tĩnh và ngừng làm quá nhiều công việc một lúc đều là những việc tuyệt vời để bắt đầu thay đổi. Ăn nhiều rau cũng rất quan trọng vì những thực phẩm này chứa các loại vitamin cần thiết cho việc sản sinh progesterone. Bạn nên ăn rau trong mỗi bữa ăn của mình.

Hãy nhớ bạn cần phải thật kiên nhẫn với cơ thể của mình, kết quả của việc thay đổi có thể chỉ thấy được sau 2, 3 chu kì kinh nguyệt. Bây giờ thì bạn đã biết máu kinh của mình mang lại những thông điệp gì rồi, bạn có thể bắt đầu thay đổi và cảm nhận hiệu quả của chúng với kì kinh và cả sức khoẻ nhé!

Chính vì vậy, dùng cốc nguyệt san Lincup rất có ích vì bạn có thể theo dõi lượng kinh cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân dựa trên kinh nguyệt trong cốc. Kinh nguyệt là một hiện tượng hết sức tự nhiên nên không việc gì phải e ngại đúng không các bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *